Chào mừng bạn đến với LinkHoi.com (Link Hỏi)! Đây là diễn đàn, thư viện hỏi đáp miễn phí dành cho người Việt. Tôn chỉ hoạt động cho đi là nhận... xem thêm.

Có cách nào trị bệnh sán dây lợn (sán xơ mít) theo Đông Y không ạ?

#1
Em nghi ngờ em bị sán dây lắm ạ, tại em thích ăn thịt lợn, thịt bò với cả. Mà dạo này trên mạng xã hội thì toàn có clip rút mấy con sán đấy từ thịt lợn, thịt bò với thịt cá luôn, đúng 3 cái thứ mình thích. Nhìn thấy xong tự hỏi, trong lúc đê mê ăn uống thì mình có bị dính phát nào không? Và đang muốn hỏi các bác xem có cách nào trị bệnh sán dây lợn, sán xơ mít ở nhà và hiệu quả không?

Em cảm ơn các bác nhiều!!

proxy.php?image=https%3A%2F%2Fstorage.googleapis.com%2Fimgvn%2Fhoc-sinh-Bac-Ninh-nhiem-san-lon-1.jpg&hash=f11d474e9917b229e17b62bad97a287a
 

Thần Y

New member
#2
CÁCH TRỊ BỆNH SÁN DÂY LỢN (SÁN XƠ MÍT) Ở NGƯỜI.

Trưa nay, tôi đi quanh vùng một vòng để tìm chụp cho được hình và trái cây "Keo". Nguyên một vùng rộng lớn ở cả hai phường mà không hỏi đâu tìm ra một cây. Trước đây, cây này rất nhiều.

Vô mạng tìm hình trái keo thì cũng không tìm ra.

Cây keo thuộc họ cây phượng. Thân có gai, trái dài, có nhiều hạt trải dài theo chiều dọc trái. Trái giống trái phượng nhưng vỏ mỏng hơn. (Ai có thì chụp hình giúp với?)

Ở Huế, trước đây ở các chợ có bán trái keo này, họ cột từng chùm và đem bán rất rẻ, rẻ hơn bánh kẹo cho trẻ em ăn.

NÓI VỀ ĐỒNG CHÍ SÁN XƠ MÍT:

Người nhiễm "hạt gạo" trong thịt heo thì mang mầm bệnh sán xơ mít.

Sán xơ mít có thể dài đến 12-13 mét gồm nhiều đốt nối nhau. Mỗi đốt dài chừng 3-4 cm màu vàng nhạt, giống như cái xơ của trái mít. Trên mỗi đốt có bộ phận sinh dục lưỡng tính, nghĩa là mỗi đốt sẽ sinh ra ấu trùng sán.

Ấu trùng sán có thể thấm thấu qua đường ruột để đi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Các bạn nhìn hình đính kèm, hình chụp một bệnh nhân với ấu trùng và sán khắp cơ thể chứ không ở trong đường ruột như các loại gium sán khác.

Đầu sán xơ mít có móc và móc này gom vào thành ruột hoặc cơ quan để hút máu nuôi con sán.

Do sán xơ mít rất dễ bị đứt ra từng đốt nên việc xổ sán cần sự cẩn thận trong mọi thao tác.

Nếu uống thuốc xổ thì sán có thể sẽ bị trôi ra nhưng từng đốt hoặc nhiều đốt. Song dứt khoát là sẽ còn lưu lại trong ruột một số đốt. Số đốt lưu lại đó sẽ phát tán ấu trùng và phát triển tiếp.

Cơ thể trẻ em không thể xổ sán liên tục và việc nhờn thuốc của lượng sán nở về sau sẽ gây khó khăn cho xổ sán những đợt tiếp theo.

NÊN XỔ SÁN THEO ĐÔNG Y:

Dùng thuốc Nam. Người ta dùng hạt bí đỏ (bí ngô) kết hợp với hạt cau khô để xổ. Cái này tôi không rõ lắm nhưng tôi nghĩ sẽ khó khăn hơn là dùng hạt keo.

Lột vỏ trái keo và ăn cái hạt của nó. Có thể ăn nhiều mà không lo sợ tác dụng phụ.

Hạt keo sẽ gây "say" cho con sán và nó tự thả móc ra rồi trôi theo phân ra ngoài.

Do con sán dài nên sẽ đứt khúc khi trẻ đi cầu.

CÁCH XỔ:

Cho trẻ ăn hạt keo vào buổi sáng, không ăn sáng. Đến chừng 11h trưa thì cho trẻ ngâm mông vào chậu nước ở đúng 37 độ C.

Sán sẽ tìm đường "tránh" hạt keo mà di chuyển trong thành ruột ở 37 độ C. Gặp nước ở 37 độ C, sán sẽ vô tư tiếp tục hành trình.

Lúc sán đã ra ngoài một phần thì cố gắng giữ yên cháu nhỏ để con sán ra hết, tránh đứt khúc.

Trong lúc này, sán đũa và nhất là sán kim sẽ cùng đi biểu tình với sán xơ mít.

Việc này nên kéo dài liên tục chừng 5-7 ngày liên tiếp.

Có thể xổ lại bằng chính hạt keo sau 3-5 ngày mà không lo nguy hiểm. Có thể cho trẻ ăn thường ngày với số lượng vừa đủ như một món ăn chơi.

Ngày xưa, tôi thường leo hái trái này ăn mỗi ngày. Chỉ ăn cho vui miệng nhưng lại là cách xổ sán công hiệu nhất.

Với cách này, các cháu nhỏ không bị nhiễm sán xơ mít cũng có thể sử dụng.

Một cách rất rẻ tiền, an toàn vì không có tác dụng phụ từ hóa chất thuốc xổ sán, các vị phụ huynh nên thực hiện để giúp con em.

Nếu thấy hữu tình thì con một chậu, bố một chậu và mẹ một chậu. Mình ngồi vô chơi trò cả nhà xổ sán.

BẠN ĐỌC XONG CHƯA ?

XONG RỒI THÌ ĐI XỔ SÁN ĐI VÌ CHỈ CÓ CÁI THÂY MA NẰM MỘT ĐỐNG MỚI KHÔNG SỢ SÁN XƠ MÍT !

proxy.php?image=https%3A%2F%2Fstorage.googleapis.com%2Fimgvn%2Fqua_keo.jpg&hash=a32a90cc5e437880ca4111076cc6366b


proxy.php?image=https%3A%2F%2Fstorage.googleapis.com%2Fimgvn%2Fsan_xo_mit.jpg&hash=69f6b31f4d57c51bd6f550e26609e392
 
#3
Một chú bảo vệ của cty dịch vụ bảo vệ An quốc qua có nói với em mấy Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán như : đau bụng, buồn nôn kéo dài, co giật hay mệt mỏi... bác Thần Y cho em hỏi ..bác bảo vệ đấy nói có đụng không ?
 
#4
nhìn ghê thật, từ hôm đó đến giờ không dám ăn thịt lợn, mà mình lại kết cái món lòng lợn :v
 

Thần Y

New member
#5
Một chú bảo vệ của cty dịch vụ bảo vệ An quốc qua có nói với em mấy Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán như : đau bụng, buồn nôn kéo dài, co giật hay mệt mỏi... bác Thần Y cho em hỏi ..bác bảo vệ đấy nói có đụng không ?
Đấy là biểu hiện cấp tính hoặc bệnh đã đi vào nặng rồi.
 
Top